Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

ĐÔI NÉT VỀ QUÊ CHA, QUÊ MẸ


I. QUÊ CHA:
Đình làng Quảng Bá
Ba sinh ra và lớn lên ở làng Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Làng Quảng Bá có tên cũ là Quảng Bố, đất rộng, dân đông hơn hai làng Nghi Tàm và Tây Hồ, là một phường của Kinh đô Thăng Long từ thời Lý – Trần. Trước đây làng có hơn 100 mẫu ruộng, cả trong đồng và ngoài bãi để trồng rau, hoa, trong đó hoa và quất là những loại cây nổi tiếng. Đất làng còn rất phù hợp với cây ổi, quả ngon. Ngoài ra, dân làng còn có nghề đánh cá ven hồ. 
Ổi và cá là hai trong số những đặc sản có tiếng của đất Thăng Long xưa, đã đi vào ca dao :


Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây,
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

Quảng Bá ngày nay

Làng Quảng Bá có ngôi đình thờ Bố Cái đại vương. Tương truyền, vào cuối thế kỷ VIII, Phùng Hưng ở Đường Lâm (Sơn Tây) cùng sáu vị tướng của ông đã đóng quân tại đây để tập kích vào thành Tống Bình (thành Đại La sau này), đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, giải phóng đất nước. Đình gồm hai tòa song song, được dựng từ thời Lê, qua nhiều lần tu sửa, lần sửa gần đây nhất là vào năm 1936. Trước đây, trong đình có tấm bia soạn năm đầu đời Thiệu Trị (1841) khắc nguyên văn bản thần phả về sự tích Phùng Hưng tập kết quân tại đây để đánh vào thành Đại La. Trong đình còn lưu 16 đạo sắc của Nhà nước phong kiến ban cho thần. 
Quảng Bá còn lưu có hai di tích quan trọng khác. Đó là trường thi Hương Thăng Long (phủ Phụng Thiên), dành cho sĩ tử của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Di tích còn lại là trại nuôi dạy voi của triều đình Lê.

II. QUÊ MẸ:


Cổng làng Thượng Thụy

 Me sinh ra và lớn lên ở làng Thượng Thụy, nay là Phường Phú Thượng là một dơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội (trước thuộc đĩa giới hành chính của huyện Từ Liêm). Phường Phú Thượng nằm ở phía tây bắc của hồ Tây. Phía bắc là sông Hồng, phía Nam là khu đô thị Nam Thăng Long, phía tây giáp xã Đông Ngạc, Từ Liêm.
Trước khi thành lập quận Tây Hồ (1995) xã Phú Thượng được chia thành ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia Và Phú Xá (có tên nôm lần lượt là làng Bạc, làng Gạ và làng Sù).
Làng Thượng Thụy xưa có nghề chính là trồng hoa lay ơn và buôn chuối. Sau chuyển sang trồng hoa đào, các loại hoa lá và buôn bán các loại hoa phục vụ nội thành Hà Nội và xuất ra các tỉnh lân cận.
Làng Phú xá giáp đất Nhật Tân có nghề trồng đào. Đào Phú Xá cũng đẹp không kém làng đào Nhật Tân. Phú Thượng là một dải đất ven sông có phong thủy tốt, cư dân hiền hòa đôn hậu. Là mảnh đất tốt của Hà Nội ngàn năm.
Đào ở Phú Thượng và Nhật Tân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét