Biện pháp kỷ luật nào hiệu quả nhất với con khi chúng cư xử không đúng đắn? Các phương thức xử lý cần thay đổi và thích hợp với từng độ tuổi của trẻ. Chuyên gia tâm lý Susan Stiffelman sẽ chia sẻ những lời khuyên trong việc rèn luyện tư cách cho trẻ.
3 tố chất của người hướng dẫn
3 yếu tố làm cho trẻ đáp lại những cố gắng của bạn khi hướng dẫn chúng là sự tham gia nhiệt tình, sâu sát, quyền uy rõ ràng và khả năng xử lý sự thất bại có thể xảy ra khi chúng phải làm thứ mà chúng không muốn.
Một đứa trẻ cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của những người chăm sóc chính có sự gắn bó lâu dài và tin cậy. Một trong những điều kiện tiên quyết để lôi kéo sự thiện chí hợp tác của trẻ là bảo đảm mối quan hệ giữa bạn và chúng chặt chẽ.
Bà Susan Stiffelman cho biết không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc củng cố sự liên kết tình cảm với trẻ vì nếu không chúng dễ có chiều hướng chống đối và không tuân theo những yêu cầu của bạn.
Một yếu tố quan trọng khác trong việc rèn luyện kỷ luật cho trẻ là làm cho chúng hiểu rõ rằng bạn có trách nhiệm phải làm như vậy. Trẻ con dễ ỷ lại vào bất cứ ai thiếu tin cậy và kém uy lực. Nếu bạn dàn xếp được với trẻ qua mọi yêu cầu bạn đưa ra hoặc cố thuyết phục chúng cho phép bạn thực hiện trách nhiệm, bạn sẽ vô tình thành người yếu đuối và thất vọng.
Kiểm soát tâm trạng thất vọng
Cuối cùng, điều thiết yếu là bố mẹ giúp trẻ kiểm soát sự thất vọng có thể xảy ra khi chúng phải làm những việc thực sự không mấy thú vị. Trẻ con có xu hướng thích chơi càng nhiều càng tốt nên khi phải dừng chơi game để làm bài tập hay đi ngủ khi mọi người vẫn thức, chúng sẽ thấy chán nản. Các bậc phụ huynh là những người cần hiểu làm cách nào giúp trẻ vượt qua cảm giác thất vọng ấy tốt hơn để rèn luyện kỷ luật cho chúng theo những cách không khiến con giận dữ hay gây hấn.
Khi bạn đã lãnh trách nhiệm như một "thuyền trưởng" trong cuộc sống của con, hãy giúp trẻ tìm hướng thoát khỏi sự thất vọng và duy trì sự gắn bó mật thiết giữa bố mẹ và con cái để trẻ dễ tiếp thu sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của bạn. Kể cả khi con không muốn đổ rác hay dừng trêu chọc chú chó nhỏ, trẻ cũng sẽ dễ nghe lời khi bạn điềm tĩnh và không xa rời chúng.
Trẻ con lớn nhanh khi được sự chăm sóc của người lớn - những người sẵn sàng giúp chúng hiểu đâu là những giới hạn, cách kiềm chế những gánh nặng của cuộc sống và điều gì có nghĩa là cùng tồn tại với những người khác bao gồm cả những nhu cầu và ham muốn của mình.
Kỷ luật có nghĩa là đưa ra những kết cấu, thủ tục, lễ nghi và những kỹ năng giúp một đứa trẻ phát triển thành một người trưởng thành vui vẻ, độc lập và có năng lực. Mặc dù nhiều người đánh đồng "kỷ luật" với "trừng phạt", nhưng thực tế việc rèn luyện tư cách cho trẻ chỉ đơn giản là một diện mạo khác của tình yêu thương.
Đối với từng độ tuổi, phương pháp dạy dỗ về tư cách, kỷ luật là không giống nhau.
Giai đoạn từ 1-3 tuổi
Tránh thời gian ra ngoài vì có thể gây lo lắng và sự bẩn thỉu, đồng thời bạn cần cố gắng hết sức để thể hiện vai trò "thuyền trưởng" của trò chơi lái tàu. Hơn cả phạt và la mắng trẻ sau khi nghịch ngợm, bạn nên cân nhắc xem bạn có thể tránh những hành động khơi mào dễ dẫn trẻ tới hành vi cư xử không đúng mực.
Một đứa trẻ đang đói, mệt mỏi hay bị kích động thái quá dễ bị sa ngã. Nếu con làm điều gì sai, hãy mô tả việc đó với lời lẽ tích cực nhưng ngắn gọn như: "Mèo Kitty này thích được âu yếm nhẹ nhàng thôi con ạ", và động viên, mỉm cười khi con làm điều gì bạn ứng ý: "Mẹ thích cái cách con chơi đàu nhẹ nhàng với Kitty... và nó cũng thích vậy đấy con yêu à!".
Giai đoạn từ 4-7 tuổi
Bạn nên tận dụng những buổi họp gia đình để thiết lập các thủ tục, việc cần làm và sự mong chờ trong gia đình. Bạn có thể tìm cách giao việc cho trẻ như cho cá ăn, quét sân hay phân loại đồ giặt để giúp con nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Ngoài việc tập trung vào những hành vi xấu với các bài phân tích dài hay hình phạt, hãy buộc trẻ làm việc gì đó đúng đắn để chuộc lỗi. Hãy nói với con một cách chân thành về cảm giác của bạn trước hành vi của con như: "Con yêu, mẹ không thể nói cho con hiểu rằng mẹ đã thấy bớt căng thẳng thế nào khi mẹ đi làm về và thấy con đã làm xong hết bài tập ở nhà. Cám ơn con!".
Giai đoạn từ 8-12 tuổi
Khi trẻ đang bước vào tuổi trưởng thành, chúng rất hăng hái tìm bất cứ bằng chứng nào cho thấy bạn đối xử như thể chúng còn trẻ con. Hãy nói một cách tự tin khi bạn đưa ra yêu cầu (câu ngắn gọn) và không quanh quẩn để xem chúng có đang làm việc bạn bảo không.
Hãy đưa ra những lời giải thích lý do chúng cần làm việc đó chỉ khi chúng than vãn hay có thái độ hỗn xược. Tránh những "cuộc chiến" thể hiện quyền năng, lắng nghe khi chúng buồn bã nhưng vẫn duy trì sự thúc đẩy dàn xếp qua hình thức tranh luận hay thương lượng là việc bạn nên lưu ý.
Giai đoạn dậy thì (13-19 tuổi)
Bạn hãy nhìn lại phần hướng dẫn phương pháp rèn luyện cho trẻ mới biết đi. Chỉ là chơi đùa. Cách giáo dục tư cách và hành vi với một đứa trẻ ở tuổi thiếu niên phong phú hơn để nhẹ nhàng giúp chúng tìm hiểu cái gì là đúng khi bạn hướng trẻ tới khả năng tự lĩnh hội.
Bạn có thể xây dựng tính cảm thụ bằng cách hỏi ý kiến trẻ về những việc từ uống rượu tại các bữa tiệc tới sự cẩu thả khi làm bài tập về nhà và lắng nghe không ngắt lời và phán xét chúng. Nói với trẻ bằng sự tôn trọng và mong muốn chân thành để hiểu rõ hơn về quan điểm của trẻ khi phân loại các sự việc trong cuộc sống. Nhiệm vụ của bạn lúc này là giúp trẻ nói ra những cảm nhận lành mạnh của chúng về việc sống sao cho tốt.
Thật không dễ để chơi trò "chấp hành kỷ luật" trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Với sự hỗ trợ trong tìm hiểu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm, bạn sẽ giúp trẻ hướng tới một cuộc sống lành mạnh và thành công của một người trưởng thành trong tương lai.
Theo VTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét